4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột qụy sớm

Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo sớm cơn đột qụy đang đến rất gần bạn cần phải được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tê yếu cơ mặt, khó nói và suy giảm thị lực

Theo các chuyên gia cho biết cơn đột quỵ xảy ra thường do tình trạng thiếu máu cục bộ thoáng qua. Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ thoáng qua gồm: tê yếu cơ mặt hoặc cơ tay chân, xây xẩm, chóng mặt, lú lẫn, khó nói và suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Mất thăng bằng đột ngột khi đang đi bộ

Nếu như bạn đang bình thường nhưng đột nhiên cảm thấy chân mình không thể đứng vững bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây là dấu hiệu của đột quỵ.

Vấn đề về thăng bằng không chỉ có thể là dấu hiệu của đột quỵ toàn phát mà còn là hiện tượng thiếu máu cục bộ thoáng qua, có nghĩa là triệu chứng này có thể xảy ra 1 tuần trước khi xảy ra đột quỵ.

benh-dot-quy-la-gi_0005666_710
Đau đầu đột ngột, tê hoặc ngứa ran

Các chuyên gia chuyên khoa tim ở London nhấn mạnh các dấu hiệu của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có thời gian để hành động. mọi người sẽ trải qua các triệu chứng như nhức đầu, tê hoặc ngứa ran vài ngày trước khi họ bị đột quỵ nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu năm cho thấy có tới 65% những người có báo cáo đột quỵ đã từng bị đau đầu trước đó.

Kỹ năng nhận thức bắt đầu suy giảm

Một nghiên cứu được các chuyên gia công bố trên Tạp chí Phẫu thuật Thần kinh & Tâm thần cho biết hầu hết những người mắc chứng đột qụy đều có biểu hiện suy giảm nhận thức. Hoạt động tinh thần của họ lên tới một thập kỷ trước khi cơn đột quỵ thực sự xảy ra. Và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị suy giảm nhận thức và chức năng có nguy cơ đột qụy cao hơn.

Xử trí như thế nào khi 3 dấu hiệu trên xuất hiện?

Khi các cơn đột quỵ tới người bệnh thường thấy xây xẩm, chóng mặt hay tê yếu chân tay thì có nghĩa người bệnh đang trải qua đột qụy cơn nhỏ. Mặc dù các triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng người bệnh không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tới ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và đánh giá nguy cơ xuất hiện đột quỵ cũng như có những biện pháp ứng phó kịp thời.

Sau khi xác định được người mắc có nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia có thể chỉ định sử dụng các thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu hoặc can thiệp y tế khác nếu cần để giảm nguy cơ đột quỵ. Kết hợp với kiểm soát các bệnh lý nền nếu có như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…

Đồng thời, để phòng ngừa những cơn đột quỵ chúng ta nên thay đổi lối sống cũng là cách để người bệnh giảm bớt nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực tập luyện thể dục thể thao, giảm cân nếu béo phì, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ chiên rán, giảm đường, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng,…để sức khỏe của mình luôn được đảm bảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *