Quần đảo Cây cọ – Một trong những “cái nhất” của Dubai
Dự án Quần đảo Cây cọ của Dubai được giới chức Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nói chung và Dubai nói riêng kỳ vọng sẽ giúp cải thiện diện mạo và tăng cường phát triển du lịch cho thành phố xa hoa bậc nhất thế giới này.
Những con số “biết nói”
Dự án Quần đảo Cây cọ ở Dubai bao gồm 3 đảo nhân tạo: đảo Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deira – được xây dựng bởi Nakheel Properties, một nhà phát triển tài sản ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Với hình dáng của các cành cọ đang vươn ra vịnh Persian, quần đảo nhân tạo này được “quảng bá” sẽ là đảo nhân tạo lớn nhất thế giới và có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Công trình dự kiến tiêu tốn khoảng 12,3 tỉ USD.
Các đảo được đặt xây bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Phó Tổng thống, Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (đồng thời là Emir của Dubai), với mục đích cải thiện diện mạo, tăng cường phát triển du lịch cho Dubai.
Các hòn đảo được tạo thành từ hàng triệu tấn cát và đá được chuyên chở từ vịnh Persia về, áp dụng công nghệ nạo vét mới của người Hà Lan trong quá trình hình thành. Theo thiết kế, các khu định cư trên đảo sẽ có hình dạng những cây cọ với tổ hợp các căn hộ cao cấp, các trung tâm giải trí, nhà hàng sang trọng, bến tàu, công viên, khu mua sắm, khu phức hợp thể thao…
Đảo được xây dựng trước là Palm Jumeirah (bắt đầu khởi công tháng 6/2001), ngay sau đó, người ta cho lấp biển và xây dựng tiếp Palm Jebel Ali. Tới năm 2004, đến lượt kế hoạch xây dựng Palm Deira được công bố, dự kiến mất từ 10-15 năm để hoàn thành. Năm 2008, một trong ba đảo là Palm Jumeirah mở cửa đón khách, 2 đảo còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Được biết, hai đảo Palm Jumeir và Palm Jebel Ali cần khoảng 100 triệu m3 đá và cát đắp nên, còn đảo Palm Deira vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Các vật liệu còn lại cũng được khai thác trong nước. Bãi biển trên toàn bộ quần đảo là bãi biển độc quyền. Các hòn đảo sẽ nằm ở ngoài khơi bờ biển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong vịnh Ba Tư, đồng thời dự kiến sẽ cộng thêm 520km bãi biển cho riêng Dubai.
Đảo Palm Jumeirah được mệnh danh là “Kỳ quan thứ tám của thế giới”, là một thành phố lung linh ngoài khơi với 32 khách sạn siêu sang, các trung tâm mua sắm nổi tiếng và nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Atlantis với chi phí xây dựng lên tới 800 triệu bảng nằm trên đảo nhân tạo hình cây cọ Palm Jumeirah của Dubai. Ở đây có khách sạn Atlantis sang trọng bậc nhất Dubai với 1.529 phòng với giá từ 800 – 26.000 USD một đêm.
Khu nghỉ này có một bể sinh vật cảnh ngoài trời với 65.000 con cá, cá đuối và các sinh vật biển cùng một bể cá heo với trên 20 chú cá heo mũi to (giống cá heo phổ biến nhất) tới từ vùng đảo Solomon. Khu nghỉ này bao gồm 2,000 biệt thự, 40 khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, và rất nhiều công trình khác. Các căn biệt thự cao cấp trên đảo cũng đã được xây dựng xong, trong số đó có nhà của cầu thủ bóng đá nổi tiếng David Beckham.
Chỉ là một trong những cái nhất của Dubai
Không phải ngẫu nhiên mà Dubai được mệnh danh là thành phố xa hoa bậc nhất thế giới. Giới chức thành phố nói riêng và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất nói chung luôn muốn tạo ra những “kỳ tích” cho thành phố này.
Tọa lạc tại khu liên hợp vui chơi giải trí Dubailand, vườn hoa Dubai Miracle được công nhận là vườn hoa rộng nhất thế giới với 45 triệu bông hoa trên diện tích 72.000m2. Ngoài những vườn hoa truyền thống, vườn hoa này còn có những vườn hoa được xếp theo hình trái tim, ngôi sao, kim tự tháp, cầu vồng…
Ngoài ra, Dubai nổi tiếng là nơi tụ họp những loại xe đắt tiền nhất thế giới, cũng là nơi có những chiếc biển số xe đắt nhất thế giới được các “tay chơi” bản xứ sẵn sàng trả hàng triệu Mỹ kim để có được nó.
Những biển xe đắt nhất từ 1 – 10, sau đó là biển xe từ 10 – 99. Bởi vậy, biển số xe đắt nhất thế giới chính là biển số 1 được ông Saeed Abdul Ghafour Khouri, một doanh nhân Dubai, mua với giá 14,2 triệu USD.
Dubai còn có một kỷ lục đáng ngưỡng mộ, đó là cuốn sách lớn nhất thế giới diện tích 5m x 8.06m, nặng 1.500kg với 429 trang nội dung viết về nhà tiên tri Muhammad. Cuốn sách này được làm bằng giấy felix, bìa ngoài được làm từ titan. Cuốn sách này được làm trong khoảng thời gian 9 tháng.
Tòa cao ốc Burj Khalifa ở Dubai hiện là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 829,8m, được xây dựng từ 431.600 mét khối bê tông và 61.000 tấn thép. Quan trọng nhất là do 12.000 công nhân xây dựng với tổng thời gian lao động là 22 triệu giờ, tổng chi phí khoảng 1,5 tỷ USD.
Tòa nhà này hiện đang nắm giữ một số kỷ lục khác như tòa nhà có nhiều tầng nhất (163 tầng), tòa nhà có tầng trên cùng cao nhất (584,5m), tòa nhà có tầng quan sát ngoài trời cao nhất thế giới (555m), hộp đêm cao nhất thế giới (tầng thứ 144), nhà hàng cao nhất thế giới (tầng thứ 122), nơi trình diễn pháo hoa năm mới cao nhất thế giới.
Năm 2012, Guinness World Records công nhận JW Marriott Marquis ở Dubai, tòa tháp đôi cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao 355m, là khách sạn cao nhất thế giới. Khách sạn gồm có 72 tầng, 1.608 phòng.
Với diện tích trên 12 hecta, chiều dài 275m, hệ thống đài phun nước nằm trong hồ Burj ở Dubai đã trở thành đài phun nước lớn nhất thế giới. Để vận hành đài phun này người ta phải dùng đến 6.600 đèn, 25 máy chiếu màu và khoảng 83.000 lít nước, các tia nước có thể bắn cao lên khoảng 73 mét.
Jebel Ali là hải cảng nhân tạo lớn nhất thế giới ở Dubai. Nó cũng là một trong 7 cảng đông đúc nhất thế giới. Hải cảng này được thành lập trên sa mạc trong những năm 1970 với tổng diện tích 35km2. Hiện nay, có trên 5.500 công ty của 120 quốc gia có trụ sở, xưởng sản xuất và kho hàng ở hải cảng này.
Candylicious là cửa hàng kẹo ngọt rộng hơn 900m2 tại trung tâm thương mại nổi tiếng Dubai Mall với những cây kẹo sô cô la và ca cao cao hơn 10 mét. Candylicious được mệnh danh là cửa hàng kẹo lớn nhất thế giới, đồng thời là thiên đường mơ ước của tất cả các em nhỏ.
Đảo được xây dựng trước là Palm Jumeirah (bắt đầu khởi công tháng 6/2001), ngay sau đó, người ta cho lấp biển và xây dựng tiếp Palm Jebel Ali. Tới năm 2004, đến lượt kế hoạch xây dựng Palm Deira được công bố, dự kiến mất từ 10-15 năm để hoàn thành. Năm 2008, một trong ba đảo là Palm Jumeirah mở cửa đón khách, 2 đảo còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Được biết, hai đảo Palm Jumeir và Palm Jebel Ali cần khoảng 100 triệu m3 đá và cát đắp nên, còn đảo Palm Deira vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Các vật liệu còn lại cũng được khai thác trong nước. Bãi biển trên toàn bộ quần đảo là bãi biển độc quyền. Các hòn đảo sẽ nằm ở ngoài khơi bờ biển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong vịnh Ba Tư, đồng thời dự kiến sẽ cộng thêm 520km bãi biển cho riêng Dubai.
Đảo Palm Jumeirah được mệnh danh là “Kỳ quan thứ tám của thế giới”, là một thành phố lung linh ngoài khơi với 32 khách sạn siêu sang, các trung tâm mua sắm nổi tiếng và nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Atlantis với chi phí xây dựng lên tới 800 triệu bảng nằm trên đảo nhân tạo hình cây cọ Palm Jumeirah của Dubai. Ở đây có khách sạn Atlantis sang trọng bậc nhất Dubai với 1.529 phòng với giá từ 800 – 26.000 USD một đêm.
Khu nghỉ này có một bể sinh vật cảnh ngoài trời với 65.000 con cá, cá đuối và các sinh vật biển cùng một bể cá heo với trên 20 chú cá heo mũi to (giống cá heo phổ biến nhất) tới từ vùng đảo Solomon. Khu nghỉ này bao gồm 2,000 biệt thự, 40 khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, và rất nhiều công trình khác. Các căn biệt thự cao cấp trên đảo cũng đã được xây dựng xong, trong số đó có nhà của cầu thủ bóng đá nổi tiếng David Beckham.
Chỉ là một trong những cái nhất của Dubai
Không phải ngẫu nhiên mà Dubai được mệnh danh là thành phố xa hoa bậc nhất thế giới. Giới chức thành phố nói riêng và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất nói chung luôn muốn tạo ra những “kỳ tích” cho thành phố này.
Tọa lạc tại khu liên hợp vui chơi giải trí Dubailand, vườn hoa Dubai Miracle được công nhận là vườn hoa rộng nhất thế giới với 45 triệu bông hoa trên diện tích 72.000m2. Ngoài những vườn hoa truyền thống, vườn hoa này còn có những vườn hoa được xếp theo hình trái tim, ngôi sao, kim tự tháp, cầu vồng…
Ngoài ra, Dubai nổi tiếng là nơi tụ họp những loại xe đắt tiền nhất thế giới, cũng là nơi có những chiếc biển số xe đắt nhất thế giới được các “tay chơi” bản xứ sẵn sàng trả hàng triệu Mỹ kim để có được nó.
Những biển xe đắt nhất từ 1 – 10, sau đó là biển xe từ 10 – 99. Bởi vậy, biển số xe đắt nhất thế giới chính là biển số 1 được ông Saeed Abdul Ghafour Khouri, một doanh nhân Dubai, mua với giá 14,2 triệu USD.
Dubai còn có một kỷ lục đáng ngưỡng mộ, đó là cuốn sách lớn nhất thế giới diện tích 5m x 8.06m, nặng 1.500kg với 429 trang nội dung viết về nhà tiên tri Muhammad. Cuốn sách này được làm bằng giấy felix, bìa ngoài được làm từ titan. Cuốn sách này được làm trong khoảng thời gian 9 tháng.
Tòa cao ốc Burj Khalifa ở Dubai hiện là tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 829,8m, được xây dựng từ 431.600 mét khối bê tông và 61.000 tấn thép. Quan trọng nhất là do 12.000 công nhân xây dựng với tổng thời gian lao động là 22 triệu giờ, tổng chi phí khoảng 1,5 tỷ USD.
Tòa nhà này hiện đang nắm giữ một số kỷ lục khác như tòa nhà có nhiều tầng nhất (163 tầng), tòa nhà có tầng trên cùng cao nhất (584,5m), tòa nhà có tầng quan sát ngoài trời cao nhất thế giới (555m), hộp đêm cao nhất thế giới (tầng thứ 144), nhà hàng cao nhất thế giới (tầng thứ 122), nơi trình diễn pháo hoa năm mới cao nhất thế giới.
Năm 2012, Guinness World Records công nhận JW Marriott Marquis ở Dubai, tòa tháp đôi cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao 355m, là khách sạn cao nhất thế giới. Khách sạn gồm có 72 tầng, 1.608 phòng.
Với diện tích trên 12 hecta, chiều dài 275m, hệ thống đài phun nước nằm trong hồ Burj ở Dubai đã trở thành đài phun nước lớn nhất thế giới. Để vận hành đài phun này người ta phải dùng đến 6.600 đèn, 25 máy chiếu màu và khoảng 83.000 lít nước, các tia nước có thể bắn cao lên khoảng 73 mét.
Jebel Ali là hải cảng nhân tạo lớn nhất thế giới ở Dubai. Nó cũng là một trong 7 cảng đông đúc nhất thế giới. Hải cảng này được thành lập trên sa mạc trong những năm 1970 với tổng diện tích 35km2. Hiện nay, có trên 5.500 công ty của 120 quốc gia có trụ sở, xưởng sản xuất và kho hàng ở hải cảng này.
Candylicious là cửa hàng kẹo ngọt rộng hơn 900m2 tại trung tâm thương mại nổi tiếng Dubai Mall với những cây kẹo sô cô la và ca cao cao hơn 10 mét. Candylicious được mệnh danh là cửa hàng kẹo lớn nhất thế giới, đồng thời là thiên đường mơ ước của tất cả các em nhỏ.
Kỳ tích hay tham vọng “điên rồ”?
Thuở sơ khai, Dubai chỉ là một làng chài nhỏ, dân chúng sống bằng nghề chăn nuôi gia súc như cừu, dê, trồng chà là, đánh bắt cá và mò ngọc trai. Song nhờ chính sách mở cửa kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Dubai nhanh chóng thay đổi diện mạo.
Với vị trí địa lý chiến lược quan trọng, Dubai trở thành trung tâm thương mại ở vùng Vịnh, Dubai cũng là đô thị lớn nhất Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với số dân đông nhất (2.261.995 người) và diện tích lớn thứ nhì sau Abu Dhabi (3.000 km2). Dubai và Abu Dhabi là 2 tiểu vương quốc giàu nhất cung cấp 3/4 ngân sách toàn quốc, nên có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng trong Hội đồng Tối cao Liên bang (Federal Supreme Council).
Nhiều người mệnh danh Dubai là “Thành phố của tương lai”, “Venice Vùng Vịnh”, nhắc tới Dubai, nhiều người nghĩ ngay tới những trung tâm mua sắm sầm uất, khách sạn cao cấp, đảo nhân tạo, công viên tràn ngập cây xanh, nhà hàng sang trọng, sân golf tuyệt vời và những tòa nhà chọc trời…
Bất chấp e ngại từ giới phân tích tài chính, Dubai vẫn cho rằng việc “đổ tiền” xây dựng một loạt các khu nghỉ dưỡng xa hoa, các công trình kỳ tích thế giới là đầu tư hợp lý phòng khi nguồn dầu mỏ cạn dần. Trang Daily Mail còn dẫn ý kiến cho rằng, kế hoạch phát triển các hòn đảo nhân tạo của Dubai vấp phải chỉ trích của các nhà hoạt động môi trường. Họ cho rằng, việc xây dựng đảo nhân tạo sẽ làm hư hại các dải san hô và thay đổi dòng chảy.