Mỹ đầu tư mạnh vào sản xuất chip tiên tiến
Mỹ muốn dùng nguồn tài trợ lớn để sản xuất chip chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn được thông suốt. Đạo luật cũng có những điều khoản hạn chế các công ty mở rộng quy mô sản xuất chip ở Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào trong vòng 10 năm.
Tập đoàn Intel đang đầu tư 20 Tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất phát triển chip tại bang Ohio. Tập đoàn này đang kỳ vọng sẽ nhận được hàng Tỷ USD tài trợ từ chip đạo luật trị giá 52 Tỷ USD vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.
Ông Tom Caulfied – Giám đốc điều hành công ty Global Foundries, Mỹ – cho biết: “Một khi bạn tạo ra cơ sở sản xuất, nó sẽ tạo ra hoạt động kinh tế và nó tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. Vì vậy, tôi nghĩ 52 tỷ USD là một bước khởi đầu thuận lợi’‘.
Thị phần của Mỹ trên thị trường sản xuất chip toàn cầu đã giảm từ 37% vào năm 1990, giờ xuống còn 12%. Tình trạng thiếu hụt chip, kết hợp chuỗi cung ứng đứt gãy có nguy cơ đe dọa sự phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến của Mỹ.
Ông Jim Taiclet – Giám đốc điều hành tập đoàn Lockheed Martin, Mỹ – cho rằng: “Vì phần lớn sản xuất ở Đài Loan (Trung Quốc) nên khả năng tiếp cận được đảm bảo cho ngành công nghiệp Mỹ, bao gồm cả ngành công nghiệp quốc phòng, là rất mong manh. Nếu Trung Quốc quyết định ngừng sản xuất, chúng tôi sẽ có vấn đề kinh tế nghiêm trọng”.
Mỹ đang nỗ lực tự chủ nguồn cung chất bán dẫn. Việc tăng cường đầu tư nội địa vào sản xuất chip là chiến lược dài hơi của Mỹ để giành lại vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp quan trọng này và giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất bên ngoài, chủ yếu đến từ châu Á.
Hỗ trợ tài chính của chính phủ không thể dành cho tất cả các dự án lớn tại Mỹ. Vì vậy, Bộ Thương mại Mỹ đang phải đứng trước lựa chọn khó khăn để quyết định nhà máy sản xuất chip có trị giá trên 10 tỷ USD nào sẽ được nhận tiền. Không chỉ doanh nghiệp sản xuất chip trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài tại Mỹ cũng đang tích cực vận động để nhận được tiền tài trợ.