NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ KIM CƯƠNG!

Có những sự thật thú vị giải đáp cho lý do tại sao kim cương lại đắt đỏ và quý hiếm – Hãy cùng An Thư khám phá xem những sự thật đó là gì nhé!

  1. Nguồn gốc tên gọi “kim cương”

Kim cương có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: “Adamas”, có nghĩa là “không thể phá hủy” hay “bất diệt”. Được mệnh danh là nữ hoàng của các loại đá quý,      kim cương được tạo thành từ một nguyên tố duy nhất là Cacbon được nén kít với nhau tạo thành hệ tinh thể lập phương vô cùng chắc chắn, do đó kim cương có độ cứng 10 – điểm cao nhất trong thang Mohs (theo Wikipedia).

Kim cương tự nhiên mang trong mình những câu chuyện rất thú vị
  1. Kim cương không tỏa sáng

Thực tế kim cương phản chiếu ánh sáng chứ không hề tỏa sáng. Khi có ánh sáng chiếu lên kim cương, một phần ánh sáng phản chiếu trên bề mặt kim cương, gọi là phản chiếu bên ngoài. Phần khác của ánh sáng nhập vào trong viên kim cương và đổi hướng do mật độ cảm quang quá lớn của kim cương, được gọi là khúc xạ. Ánh sáng sau đó phản chiếu ở mặt trong của kim cương được gọi là phản chiếu bên trong.

  1. Cần 250 tấn khoáng để đổi lấy 1 carat kim cương
250 tấn đất đổi lấy 1 carat kim cương, bạn thấy có xứng đáng không?

Một trong những lý do kim cương được xem là tinh thể quý hiếm. Để có thể khai thác được 1 carat (hay 0,2g) kim cương thì cần phải khai thác được trung bình là 250 tấn khoáng đá, cát hay đất. Quy trình hình thành kim cương bắt đầu từ độ sâu khoảng 100 dặm dưới lòng đất (khoảng 160 kilômét) nơi nhiệt độ cao và áp suất đã kết tinh carbon thành kim cương thô. Khi núi lửa phun trào (kiểu phun trào đá núi lửa kali), kim cương được đưa lên mặt đất. 

  1. Kim cương không chỉ có ở Trái Đất

Sự tồn tại của kim cương còn được ghi nhận ở những hành tinh khác trong vũ trụ. Tháng 9/2022, các nhà khoa học đã xác nhận về sự tồn tại của lonsdaleite – một loại kim cương hình lục giác cứng hơn nhiều so với kim cương hình lập phương vốn phổ biến trên Trái Đất – trong các thiên thạch ureilite. Các nhà khoa học cũng chỉ ra, thiên thạch ureilite có tỷ lệ carbon cao dưới dạng than chì và kim cương nano.

  1. Độ cứng của kim cương tự nhiên
Thợ kim hoàn dùng chính kim cương để cắt kim cương

Kim cương được biết đến là loại vật liệu tự nhiên cứng nhất thế giới, nữ hoàng đá quý có khả năng chống trầy xước tuyệt vời và khúc xạ ánh sáng cực tốt. Cũng vì độ cứng này, chỉ có thể dùng kim cương để cắt kim cương. Cụ thể, thợ kim hoàn sử dụng một bộ máy cưa đặc biệt có phần đĩa mài siêu bén làm từ mảnh kim cương để cắt dọc theo một mặt phẳng tứ diện. Tiếp theo, các viên kim cương cắt được đặt ở vị trí đối diện nhau theo hướng ngược chiều. Khi trục quay, sự ma sát giữa chúng làm vỡ bề mặt và tạo nên bề mặt nhẵn và tròn theo ý muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *